Da đầu là một trong những vùng thường không được chú ý khi bôi kem chống nắng. Ngay cả khi đầu bạn nhiều tóc tóc thì da đầu của bạn vẫn có nguy cơ bị cháy nắng. Dưới đây là những gì bạn cần làm khi trở về nhà sau một ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phát hiện ra rằng da đầu của bạn đỏ và hơi nhạy cảm.
1. Cách chữa trị
Dưỡng ẩm cho vùng da bị cháy nắng nhằm làm dịu triệu chứng. Bôi một lượng lớn gel lô hội làm dịu lên các vùng bị ảnh hưởng trước khi đi ngủ. (Trải một chiếc khăn trên gối trước). Sáng thức dậy rửa lại bằng nước ấm và dầu gội không chứa cồn.
2. Những điều cần tránh
Tránh các sản phẩm có cồn vì chúng có thể khiến vùng da trở nên tệ hơn. Cũng tránh xa các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ (petroleum) vì chúng có thể hút nhiệt và làm trầm trọng thêm vùng cháy nắng và chất lidocain có thể rất gây cảm giác rát. Ngoài ra cần tránh không cho xịt tóc, gel, dầu gội đầu khô, dầu dưỡng tóc, và dầu xịt tóc tiếp xúc với vùng da đó. Chạm vào vết bỏng sẽ gây đau đớn nên bạn không nên dùng tới máy sấy tóc, và khi chải thì nên tránh phần chân tóc.
3. Cách phòng tránh
Đội mũ chống nắng UPF hoặc bôi kem chống nắng lên vùng da đầu hở. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không thể đội mũ thì cần phải bôi kem chống nắng đặc biệt cho các vùng da đầu bị tiếp xúc nhiều nhất. Khuyến cáo là nên sử dụng các loại kem có SPF 30 hoặc cao hơn với quang phổ bảo vệ rộng (bao gồm cả tia UVA và UVB).
4. Khi nào thì đi khám bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ của bạn khi da đầu của bạn bị phồng rộp nặng và đau, khi bạn bị sốt, hoặc khi tình trạng cháy nắng trở nên tồi tệ hơn chứ không dịu đi.